DEV Community

Cover image for Chuyện nghề DEV - IT FullStack ở Việt Nam di dỉ gì di cái gì cũng làm?
NamNguyen
NamNguyen

Posted on

Chuyện nghề DEV - IT FullStack ở Việt Nam di dỉ gì di cái gì cũng làm?

Chuyện nghề DEV - IT FullStack ở Việt Nam

Tôi là 1 Deveveloper ở Việt Nam. Tôi yêu Phần mềm, rất thích đọc, hỏi và trả lời khi người khác hỏi và trả lơi. Tôi thường xuyên sử dụng các trang web như stackoverflow, https://quora.com/,...

Sau những dự án tôi đã trải nghiệm và đa số lần đi phỏng vấn failed cho những công ty thuần người việt - người việt, và công ty Người Việt - Người Nước ngoài (ở đây là tiếng Anh). Tôi nhận ra rằng đa số các công ty họ ưu tiên chọn 1 người có ngoại ngữ hơn là kinh nghiệm làm việc của anh ta, với 1 framework hay 1 ngôn ngữ ban đầu bạn có thể kém hơn nhưng sau thời gian bạn có thể học hỏi nó, việc bạn cần là giao tiếp ban đầu để hiểu nhau và không bị hiểu sai. Tôi đang dành thêm thời gian để cải thiện khả năng giao tiếp hằng ngày của mình.

Ngoài ra có 1 ý kiến khác, đối với tôi giao tiếp trong công việc là 1 phương tiện, là 1 kĩ năng được rèn luyện giúp cho công việc được trôi chảy hơn, có nó thì tốt hơn, Tôi không thích có người lại dùng nó để đánh giá trình độ hay năng lực làm việc của một người, mặc dù họ có năng lực, làm việc rất tốt nhưng giao tiếp họ không được tốt thì không thể đánh giá họ tệ được.
Nếu là bạn, bạn nghĩ sao về điều này?

Mà thôi, Nói thế đủ rồi, Tôi là người không giỏi Tiếng Anh - kĩ năng Speaking, Listening. Tôi sử dụng được tốt với kỹ năng Reading - đọc hiểu và Writing - viết một số tài liệu development, Resource, viết các email, discuss,... Nhưng tôi cảm thấy hài lòng và tốt với tôi ở thời điểm hiện tại. Vậy nên bài viết này tôi sẽ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ "vietnamese". ​

Quay lại với chủ đề này "Full-Stack" ở Việt Nam.di dỉ gì di cái gì cũng làm? Đây là 1 câu hỏi?

  • Với Role là 1 DEVELOPER, ok tốt rồi, bạn làm nó từ A-Z, từ UI phải làm nó như nào, rồi backend phải viết API có input ra làm sao, output trả ra làm sao, rồi Frontend sẽ sử dụng framework gì để xây dựng các componnents, dùng framework gì để làm styles cho đẹp, dùng database gì để lưu trữ, tại sao lại dùng nó, Rồi triển khai, vận hành nó sau khi DEV xong. Chắc các bạn đồng ý với tôi về quan điểm này chứ?

  • Với Role là 1 product owner, Đó là cảm nhận những gì tôi được trải nghiệm qua, Ít nhất nó cũng đúng với những dự án tôi đã trải qua, được ngắm nhìn nó từ lúc Kick-Off cho tới khi dự án hoàn thành.
    Tôi thấy 1 dự án IT thành công là sự kết hợp thành công giữa các bộ phận trong 1 tổ chức bao gồm các giao đoạn sau:

  1. Giai đoạn chọn Nhà thầu - Bên này là những người có năng lực hay những kinh nghiệm làm việc qua những dự án tương tự. Không phải ai có năng lực cững có thể được tham gia dự án đó. Nó phụ thuộc vào việc nhà thầu và đối tác có quan hệ như nào? Dự án cần thầu bao nhiêu tiền, Làm trong bao lâu, Chi phí như nào?,... Để có được 1 dự IT đem về cho công ty phải trải qua rất nhiều công đoạn phía sau, tôi thì chưa được join giai đoạn này, chỉ đọc để biết thôi.

  2. Giai đoạn Phân tích nghiệp vụ - đội này tiếp nhận và trao đổi tốt với khách hàng - phần lớn là những người có kỹ năng giao tiếp tốt, ở đây là song ngữ (1 ngoại ngữ + 1 tiếng mẹ đẻ).

  3. Giai đoạn Phát triển và vận hành: đội này bao gồm:

  4. 1 Teams DEVS: Teams Leader, Project manager, Coder, Reviewer, Teams Data, Teams Vận hành dự án, Đội IT - Mạng, IT - Hạ tầng, bên cung cấp các cload để teams DEV triển khai dự án lên các môi trường test, môi trường production.
    Thường thì 1 ông IT Full-Stack có thể làm tất cả những công việc này, nên tin tôi, nếu bạn lên đến level này, lương cao lắm đó, >10.000$/tháng đó. Tôi thì chưa đạt tới level này, tôi viết ra để có động lực phấn đấu đó.

  5. 1 Teams TESTERS, thường thì có thể BA, HAY khách hàng, Hay cả DEV có thể kiêm luôn cả vị trí này.

Khi bắt đầu 1 dự án thường thì PM, Leader sẽ lựa chọn 1 công cụ để quản lý dự án, và DEV - IT Architect sẽ lên kiến trúc xây dựng cho dự án đó, techleader sẽ đi lựa chọn 1 công nghệ để xây dựng cho kiến trúc đó.

Tôi đón nhận những comments của người Việt có cùng quan điểm với tôi để cùng chia sẻ.

Top comments (0)