DEV Community

Cover image for 101 Điều Lập trình viên cần phải HỌC
Khanhedc
Khanhedc

Posted on • Originally published at niithanoi.edu.vn

101 Điều Lập trình viên cần phải HỌC

Học để trở thành Lập trình viên bạn có thể mất 2 - 3 năm. Nhưng trở thành Lập trình viên "KHÁC" với đa số còn lại thì là cả chặng đường dài.

Tuy nhiên, cách để bạn trở thành Lập trình viên "KHÁC" lại vô cùng đơn giản mà thôi.

Dưới đây là 101 Điều Lập trình viên cần phải "HỌC" để "KHÁC", Học để tiến dần đến ngôi đền của những huyền thoại.

Đây không phải kinh nghiệm của mình. Đây là tổng hợp và nghiên cứu hành vi của rất nhiều Lập trình viên vĩ đại.

1. Làm Lập trình viên phải học sử dụng Google

Trở thành một Lập trình viên là học cách tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của bạn. Bằng cách học hỏi Google những điều hiệu quả, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian phát triển.

Hãy Xem nếu bạn chưa biết Lập trình viên là gì.

2. Học cách bàn giao sản phẩm nhanh hơn

Tốt hơn hết là cho nhóm của bạn biết sản phẩm cần phải hoàn thành và bàn giao trong vòng 2 tuần thay thì 3 tuần như đàm phán với khách hàng. Bằng cách này, bạn sẽ tăng tỷ lệ bàn giao sản phẩm trước hẹn.

3. Học cách xử tốt với Designer. Họ là bạn không phải kẻ thù.

Designer của bạn có thể cung cấp giải pháp tốt cho các vấn đề của người dùng hoặc ngược lại. Vì thế, hãy đối xử tốt và học hỏi nhiều từ họ, làm việc gắn kết để mang lại sản phẩm tốt nhất.

4. Làm Lập trình viên tốt nhất là nên có một Mentor

Bạn luôn cần ai đó có thể góp ý trực tiếp với bạn, giúp bạn có được các ý tưởng và giải pháp. Hãy tìm kiếm, ít nhất là một người như vậy trong sự nghiệp Lập trình của mình.

5. Bạn là Lập trình viên. Bạn cũng có thể trở thành một Mentor

Bạn đã muốn có một Mentor có thể hỗ trợ bạn mỗi khi bạn gặp khó. Vậy tại sao bạn không giúp đỡ người khác? Bạn cũng có kinh nghiệm, bạn cũng có kiến thức.

Bạn cũng có thể trở thành Mentor của ai đó.

Hãy cho đi. Bạn sẽ nhận được lại nhiều hơn bạn nghĩ.

6. Lập trình viên cần học cách viết comment hữu ích.

Khi comment code nên học cách viết "Why" thay thì "What"

7. Là một Lập trình viên thì đừng dùng tên Hàm tên Biến đánh đố nhau.

Tên của các hàm và biến phải thể hiện được chính xác mục đích của chúng.

Vì vậy đặt tên hàm là dayLaHamCuaTao1 sẽ rất tệ. Thay vì thế, hãy đặt tên hàm là congHaiSoChan cho rõ nghĩa.

8. Hãy Học cách xả hơi

Lập trình viên cần học cách xả hơi

Tất cả chúng ta đều cần thời gian để xả hơi. Thực hiện chuyến đi mà bạn hằng mong muốn.

Bộ não của bạn và đồng nghiệp của bạn sẽ phải cảm ơn bạn nhiều đấy. (Vì thoải mái code bớt Bug hơn =)) )

9. Hãy nhớ xóa bỏ các đoạn code không sử dụng

Không có một lý do gì để để lại những thứ không cần thiết.

10. Học cách đọc code

Đọc code luôn là một kỹ năng bị đánh giá thấp. Nhưng đây là kỹ năng vô giá.

11. Lập trình viên cũng cần học cách cân bằng giữa Công việc và Cuộc sống

Bạn cần thời gian để nghỉ ngơi sau một ngày làm việc dài. Hãy tắt thông báo, xóa bỏ ứng dụng di động làm mất thời gian nghỉ ngơi của bạn.

12. Chỉ lên lịch cho các cuộc họp thực sự cần thiết

Trước khi đề xuất một cuộc họp. Bạn cần phải đặt câu hỏi:

Nó có thể được giải quyết trong một email hoặc một tin nhắn không?
Nó có thực sự cần thiết trong trường hợp này?

Nếu được, hãy tránh mọi cuộc họp.

13. Muốn Làm Lập trình viên thì nên Học Lập trình theo cặp

Kết hợp với ai đó cùng chí hướng để học lập trình. Việc này giúp bạn vừa là Học viên vừa là Giảng viên.

Bạn học được 5, bạn của bạn học được 5. Vậy ít nhất cả 2 người sẽ học được 8.

14. Làm Lập trình viên phải học lại cách viết Email

Tìm hiểu cách viết tiêu đề Email thu hút, cách viết nội dung cô đọng, rõ ràng, yêu cầu và đề xuất cụ thể.

Học cách chào hỏi đầu đầu cuối email

Cách cc và bcc cho những người liên quan.

... Viết Email tốt bạn sẽ nhận được phản hồi tốt. Hãy Luôn nhớ là như thế.

15. Gia nhập cộng đồng Lập trình viên

Gia nhập cộng đồng cùng với những người chung chí hướng giúp bạn có được nhiều lợi ích

Một trong những lợi ích là tạo cho bạn động lực để vượt qua level thấp lè tè mãi của mình.

16. Lập trình viên phải học cách Dọn dẹp

Dọn dẹp các nhánh kiểm soát phiên bản của bạn như cách bạn sẽ dọn dẹp phòng của bạn trước khi "gái" ghé thăm. Nếu bạn không cần cái gì đó, hãy loại bỏ nó chứ đừng có ném nó vào tủ.

17. Làm Lập trình viên thì đừng có ác mồm

Đừng nói với những người khác rằng họ không đủ giỏi để tham gia vào ngành Lập trình.

Đối với ngành Lập trình, chưa thể biết ai có thể cho đến cuối cùng.

18. Làm Lập trình viên là phải liên tục học tập

Lập trình viên cần phải liên tục học tập

Lập trình viên cần phải liên tục học tập

Chúc mừng bạn. Bạn đã chọn phải một nghề nghiệp đòi hỏi phải học hỏi không ngừng.

Đừng có vì thế mà tìm cách chống lại nó. Hãy học cách yêu nó!

Sẽ đến lúc bạn sẽ cảm thấy học được điều gì đó mới mỗi ngày làm bạn càng có giá trị, cuộc sống có ý nghĩa.

19. Hãy biết rằng bạn cũng có thể

Yes, I can do it!!!

Yes, I can do it!!!

Nghề Lập trình không phải là nghề lúc nào cũng dễ dàng. Nhưng tất cả chúng ta bắt đầu ở cùng điểm xuất phát. Họ có thể, bạn cũng có thể.

Tôi còn nhớ câu nói:

"Thất bại hàng trăm lần cũng không sao cả. Bạn chỉ cần thành công 1 lần Duy nhất thôi"

20. Lập trình viên "KHÁC" phải nhận lấy nhiệm vụ "Đáng Sợ"

Nếu nhiệm vụ không làm bạn cảm thấy Sợ. Nó không làm bạn học được thêm gì cả.

Nếu nhiệm vụ không làm bạn Sợ. Hoàn thành chẳng có cảm giác thành tựu.

Vì thế, cố gắng nhận nhiệm vụ làm bạn Sợ (Lưu ý: Phải hiểu rõ bản thân mình)

21. Làm rõ các yêu cầu trước khi bắt đầu bất kỳ việc gì

Bạn cần phải làm rõ các yêu cầu, các tiêu chí trước khi đặt tay gõ bất kỳ dòng code nào.

Các chuyên gia cũng khuyên bạn giải quyết thuật toán trước khi viết code.

Và có một phương pháp đó là TTD (Test Driven Development) bạn cũng nên áp dụng.

22. Học cách sử dụng nhiều công cụ. Nếu không muốn hít khói người khác năng suất.

Các công cụ phục vụ việc lập trình đơn thuần chỉ là công cụ. Sử dụng đúng công cụ cho đúng mục đích.

23. Học cách thích những lời chỉ trích

Dĩ nhiên là những chỉ trích mang tính xây dựng.

Hỏi đồng nghiệp tin cậy và bạn bè xin những lời chỉ trích mang tính xây dựng. Nó sẽ giúp bạn phát triển trở thành Lập trình viên tốt hơn và là một đồng nghiệp, một người bạn tốt hơn.

24. Mở rộng tâm trí

Công nghệ thay đổi, phát triển và nó diễn ra thực sự nhanh chóng. Đừng phản đối công nghệ mới, tìm hiểu nó trước khi quyết định.

25. Lập trình viên không phải chỉ chăm chăm học công nghệ mình theo

Luôn cập nhật những tin tức liên quan, các công nghệ mới nhất bằng cách theo dõi các tạp chí, blog chuyên gia, tin tức thế giới công nghệ.

Thậm chí cả tin chính trị. Nó có tính ảnh hưởng và mang lại cơ hội rất lớn đấy.

26. Là một Lập trình viên "KHÁC" hãy tập trung vào Giải pháp

Lập trình viên cần học cách tập trung vào giải pháp

Lập trình viên cần học cách tập trung vào giải pháp

Tìm ra nguyên nhân là tốt. Nhưng truy cứu trách nhiệm, đổ lỗi lại không cần thiết.

Thay vào đó,

Hãy tập trung vào giải pháp.

27. Hãy là một Lập trình viên khiêm tốn

Sẽ không vấn đề gì nếu công ty của bạn lấy bạn làm hình mẫu cho những người khác.

Nhưng hãy khiêm tốn.

Bởi vì ánh hào quang có thể làm lóa mắt bạn đấy.

28. Lập trình viên càng phải học cách trình bày

Làm thế nào để bạn có thể truyền đạt được những gì mình nghĩ cho người khác một cách đơn giản, dễ hiểu, thu hút là cực kỳ quan trọng.

Hãy học cách trình bày khiến bất cứ ai cũng có thể hiểu. Đừng cố gắng làm phức tạp vấn đề.

29. Học cách kiểm tra tất cả giải pháp trước khi bắt tay vào làm

Đừng nhảy thẳng vào giải pháp đầu tiên bạn nghĩ ra. Chưa đến cuối cùng thì chưa biết là bạn đang nhảy vào hố nào đâu.

Cố gắng là kiểm tra các giải pháp có thể. Và cố gắng chọn giải pháp giúp bạn nhảy vào hố nông nhất.

30. Tìm vị trí thích hợp nhất với bạn trong ngành Lập trình rộng lớn.

Có nhiều lĩnh vực trong ngành công nghệ thông tin, trong mỗi lĩnh vực lại chia thành nhiều mảng, trong mỗi mảng lại chia thành rất nhiều thứ.

Ví dụ: Lập trình Web không phải chỉ có mỗi Lập trình Web với Java hay Lập trình web với PHP mà còn có rất nhiều như: Lập trình web Python, Lập trình Web với Wordpress, Lập trình thương mại điện tử, Lập trình Web giáo dục trực tuyến,...

Tìm cái nào mà bạn quan tâm nhất, đi sâu vào nó.

31. Học cách phát triển các thói quen tốt (Bất kỳ ai cũng cần học điều này)

Cố gắng xây dựng các thói quen nhất quán và lành mạnh như loại bỏ những thứ phiền phức, tiết kiệm thời gian, đến sớm trước cuộc họp và thực hiện nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên.

Nó có thể mất thời gian để làm quen, nhưng về lâu dài sẽ rất có giá trị.

32. Là Lập trình viên thì chắc chắn phải Học cách Debug

Bạn nên thử tìm hiểu các công cụ debug. Thử tìm hiểu các cách khắc phục sự cố với IDE đang dùng.

Hiểu vấn đề bạn đang gặp phải và hiểu các phương pháp hiệu quả nhất để debug, theo dõi bug, bạn sẽ có thể tự giải quyết ngay cả những lỗi khó nhất.

33. Luyện tập kỹ năng bạn đang có. Rất quan trọng đó

Chỉ vì bạn đã biết kỹ năng này thì không có nghĩa là bạn không cần luyện tập nó.

Đừng nghĩ là vì bụng bạn đã có 6 múi và bây giờ có thể ăn mà không cần tập.

Dao sắc mà không mài thường xuyên thì đến lúc cũng cùn thôi.

Hãy thoát khỏi suy nghĩ rằng 'Mình đã luôn luôn làm theo cách này' và đi vào suy nghĩ 'Có cách nào tốt hơn để làm cái này không?'

34. Hiểu lý do Tại sao?

Sẽ có lúc bạn phải nói lên ý kiến ​​của mình, vì vậy điều quan trọng là phải hiểu lý do "Tại sao?" ở đằng sau nó.

Tại sao giải pháp A tốt hơn giải pháp B?

35. Lập trình viên cần biết rõ Giá trị của mình.

Bạn là một hàng hóa, và được trả một cái giá thích hợp. Hãy lưu tâm đến mức trung bình trong khu vực của mình.

Nếu bạn đang được trả công thấp hơn thì đã đến lúc gọi Sếp vào phòng và nói chuyện. (:D, lưu ý, không đánh sếp dưới mọi hình thức)

36. Đừng có sợ khi yêu cầu giúp đỡ

Nếu bạn đang mắc phải vấn đề nào đó khiến bạn mất quá nhiều thời gian để tìm ra giải pháp thì: Đã đến lúc yêu cầu sự trợ giúp.

Chúng ta đều là con người. Tất cả chúng ta cần sự giúp đỡ. Không có gì xấu hổ khi yêu cầu sự trợ giúp từ một người đồng nghiệp, cấp trên cả.

Và một trong những lý do cấp trên tồn tại là để hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề.

37. Lập trình viên PHẢI: Học cách Học

Mọi người học theo những cách khác nhau. Một số học tốt nhất thông qua các video hướng dẫn, số khác thông qua việc đọc tài liệu, giáo trình.

Thử nghiệm để tìm ra cách học tốt nhất đối với bạn. Hãy Học tập một cách thông minh.

38. Làm trình viên "KHÁC" trước tiên phải học làm người Tử tế

Sẽ có lúc bạn được yêu cầu góp ý với đồng nghiệp của mình. Trong trường hợp này hãy tử tế.

Bạn cần học cách nói lên ý kiến ​​của mình về sự thiếu sót của đồng nghiệp mà không khiến họ tan nát.

39. Biết nghỉ giải lao giữa giờ

Chẳng có ai làm việc hiệu quả mà có thể làm liên tục 8 giờ không nghỉ cả.

Lập trình lại càng không.

Bạn sẽ nhanh chóng kiệt sức và sinh ra nhiều Bug. Vì vậy, hẹn giờ luôn để nhắc nhở bản thân tạm dừng lại và nghỉ giải lao.

Đi dạo ngắm gái, uống cốc cà phê để tỉnh táo, sảng khoái hơn.

Theo nghiên cứu, rời khỏi màn hình giải lao khoảng 5 - 10 phút, sau đó tỷ lệ tìm ra Bug tăng cao đáng kể.

Tỷ lệ tăng cao vút khi gặp bạn HR xinh đẹp. Giảm đột biến khi gặp Tester "Đáng yêu" :D

40. Mỗi một Lập trình viên cần theo dõi sự tiến bộ của chính bản thân mình

Học lập trình mất nhiều thời gian và có thể làm bạn nản chí nếu chẳng nhìn thấy sự tiến bộ.

Vì vậy, điều quan trọng là theo dõi thành tích, sự tích lũy của bạn đến tiến tới mục tiêu như thế nào.

Luôn sử dụng note để viết lại khi bạn học xong cái gì đó, cho dù nó nhỏ như thế nào, ngày qua ngày bạn sẽ thấy mình dần tiến đến mục tiêu hơn rất nhiều.

Thêm nữa, cảm giác thành tựu có thể gia tăng động lực học tập của bạn nhiều lắm đấy.

41. Đừng phụ thuộc vào Framework hoặc Thư viện

Tìm hiểu rõ về ngôn ngữ bạn đang sử dụng tốt hơn nhiều việc bỏ thời gian công sức vào Framework hay Thư viện nào đó.

Các framework hay thư viện cũng được viết ra bằng ngôn ngữ nào đó thôi. Học cách hiểu nó hay hơn là chỉ học cách sử dụng nó.

Dĩ nhiên, tùy từng yêu cầu của dự án mà bạn có thể quyết định sử dụng Framework hay thư viện để tăng tốc độ. Chỉ cần đừng sập bẫy "Phụ thuộc" là được.

42. Hãy yêu những buổi review code

Có ai đấy đọc và phân tích code của mình thật đáng sợ. Nhưng việc họ bỏ thời gian ra để chỉ ra sai lầm của bạn là việc vô cùng quý giá.

Ít nhất họ sẽ làm bạn hiểu mình đang viết gì hơn từ đó viết tốt hơn ở những lần sau.

Bạn cũng nên học các tự review code của mình. Bạn sẽ nhanh nhận ra là trước đây bạn viết tệ đến mức nào. =))

43. Lập trình viên phải tìm hiểu cả những công việc liên quan đến công việc của mình

Tìm hiểu một số điều cơ bản về công việc liên quan, chẳng hạn như thiết kế, tiếp thị, phát triển Front-end hoặc Back-end.

Hiểu công việc cộng sự mình đang làm giúp bạn trở thành một lập trình viên toàn diện hơn.

44. Muốn là Lập trình viên tốt thì đừng chọn công nghệ quen tay. Hãy chọn công nghệ cho giải pháp đúng.

Mỗi dự án sẽ có những yêu cầu khác nhau, và như vậy chúng ta phải chọn đúng công cụ cho công việc.

Mặc dù rất sướng khi chọn các công nghệ mà mình quá quen tay, nhưng nếu chúng không phù hợp với nhu cầu của dự án, các giải pháp thay thế nên được xem xét.

45. Chịu trách nhiệm cho những sai lầm của mình

Tất cả con người đều phạm sai lầm và bạn sẽ phạm nhiều sai lầm trong suốt sự nghiệp của mình.

Do đó, điều quan trọng là phải đứng ra chịu trách nhiệm khi bạn mắc lỗi. Việc này sẽ xây dựng lòng tin với các thành viên trong nhóm và quản lý của bạn.

Dĩ nhiên, đừng mắc sai lầm 2 lần y hệt nhau.

46. Tự Reviwe code của mình

Sau một thời gian viết code. Hãy lập kế hoạch để review lại code của mình. Đóng vai là một đồng nghiệp có thù hằn với bạn ( :D đùa chút) để xem code mình viết thế nào.

Ở góc nhìn của họ bạn sẽ nhận xét gì?

Điều quan trọng trước tiên là cố gắng chẩn đoán các vấn đề hoặc sai lầm trước khi yêu cầu xem lại code.

47. Học hỏi từ chính những sai lầm của mình

Thất bại chỉ đơn giản là không đạt được kết quả mong đợi, và không phải tất cả đều tệ hại.

Tất cả chúng ta đều có nhiều thất bại trong suốt sự nghiệp. Học hỏi từ những lần thất bại đấy.

Viết lại những gì mình đã làm tốt, những gì mình đã làm sai, giải pháp cho vấn đề đấy nếu sau này gặp trường hợp tương tự là gì?

48. Phải nhận ra những điểm yếu của mình

Quan trọng là phải biết mình bị bệnh gì mà còn bốc thuốc.

Điểm yếu của bạn là gì? Có phải luôn quên kiểm tra lần cuối cùng trước khi commit?

Hay là bạn trả lời email rất tệ?

Cố gắng tìm ra điểm yếu và tìm giải pháp nào đó cải thiện nó trước khi quá muộn.

49. Lập trình viên phải: Luôn luôn tò mò

Ngành công nghệ thông tin này luôn không ngừng phát triển, vì thế sự tò mò sẽ rất quan trọng.

Nếu bạn không hiểu điều gì đó, có thể là không hiểu rõ một yêu cầu dự án hoặc một dòng code, hãy đứng dậy và lên tiếng.

Không ai sẽ chỉ trích bạn vì bạn cần làm rõ vấn đề nào đó để viết code tốt hơn. Những người chỉ trích bạn lúc này lại không xứng đáng khiến bạn quan tâm.

50. Là một Lập trình viên Giỏi, đừng cố gắng học mọi thứ

Kiến ​​thức là vô tận và đơn giản là bạn không thể chinh phục được tất cả.

Chọn một số chủ đề để chính để theo đuổi và để lại phần còn lại cho người khác. Bạn có thể có cố gắng tìm hiểu thêm kiến ​​thức về các lĩnh vực khác có liên quan, nhưng bạn không nên cố gắng học mọi thứ.

Người ta thường nói: "Một nghề thì sống, đống nghề thì chết" mà

51. Giết chết thứ bạn yêu thích

Chỉ vì bạn viết một số đoạn code hay, một phương pháp bạn thấy thích không có nghĩa là bạn có thể gắn bó với nó suốt.

Code có vòng đời và luôn có không gian để phát triển.

52. Lập trình viên vĩ đại cần có đội ngũ hỗ trợ tốt.

Hãy xây dựng một đội ngũ mà bạn có thể đưa lưng về phía họ. Một đội ngũ có thể hỗ trợ nhau tốt giúp bạn có thể thử nghiệm nhiều thứ hay ho hơn.

53. Tìm cảm hứng trong cộng đồng Lập trình viên

Tìm một vài người trong ngành Lập trình mà bạn ngưỡng mộ. Họ sẽ là người truyền cảm hứng cho bạn để tiếp tục sự nghiệp Lập trình viên hoặc đương đầu với những thử thách mới, dự án khó.

54. Biết giá trị công việc của bạn

Bất kể bạn có kinh nghiệm bao nhiêu năm trong ngành lập trình hoặc chức danh công việc của bạn là gì, công việc của bạn có giá trị.

Và hãy đánh giá đúng giá trị của nó.

55. Học cách loại bỏ các vấn đề phiền nhiễu

Tắt thông báo tin nhắn, email và Facebook để giúp bạn tập trung và tối đa hóa ngày làm việc của mình.

Trái Đất cũng không thể nổ tung nếu bạn chưa trả lời kịp tin nhắn của ai đó trong 30 phút cả. (Trừ vợ)

56. Hãy là người hỗ trợ

Hãy thử và hỗ trợ các thành viên trong nhóm của bạn cho dù có là bằng cách dự một buổi thuyết trình quan trọng của họ hoặc giúp đỡ họ khi gặp họ khó khăn.

Dĩ nhiên, "Đưa than sưởi ấm ngày tuyết rơi" sẽ tốt hơn "Thêu hoa trên Gấm"

57. Học cách nói ra lời khen ngợi đúng lúc.

Nếu ai đó trong nhóm làm tốt công việc, hãy nói ngay cho họ biết điều đấy.

Khen ngợi đúng lúc là cách tuyệt vời nhất để tạo sự gắn kết và tin tưởng nhau đối với các thành viên trong nhóm.

Bạn cũng thế thôi, sự công nhận, lời động viên, khen ngợi đúng lúc là điều cần thiết để bạn tiếp tục nỗ lực.

58. Tự Test Code của mình

Mặc dù có thể công ty bạn có đội ngũ Tester riêng. Nhưng việc tự test code của mình trước khi chuyển cho Tester giảm bớt đi rất nhiều thời gian của bạn.

Vì thế bạn cần phải biết Unit tests, regression tests, integration tests, end-to-end tests

59. Vạch ra kế hoạch tiếp cận vấn đề của mình

Khi bạn nhận được yêu cầu xây dựng tính năng mới hoặc nhận được report lỗi mới, trước tiên hãy vạch ra kế hoạch giải quyết.

Bạn cần gì để giải quyết vấn đề này hoặc phát triển tính năng này?

Chỉ mất vài phút để lên kế hoạch cho công việc có thể tiết kiệm cho bạn hàng giờ làm việc đấy.

60. Học cách giả định

Học cách giả định là một kỹ năng tuyệt vời để có vì nó cho phép bạn suy nghĩ các vấn đề phức tạp mà không lãng phí thời gian để viết hẳn ra các dòng code.

Viết xuống giấy, thử nghiệm các trường hợp khác nhau và xem các lỗi có thể phát sinh ở đâu.

Tham khảo ngay: Cách học Lập trình Java hiệu quả

61. Theo dõi thường xuyên công việc của bạn.

Nếu bạn giành được một giải thưởng của công ty, hãy viết nó ra. Nếu bạn phát triển một tính năng quan trọng, hãy viết nó ra.

Việc theo dõi công việc hàng ngày của bạn giúp bạn biết mình mình đang ở giai đoạn nào, cần tập trung vào vấn đề gì.

Có cần điều chỉnh và nhờ sự hỗ trợ nào không?

62. Là một Lập trình viên Giỏi thì càng cần phải Học lập trình Căn bản

Tìm hiểu một số thuật toán sắp xếp và tìm kiếm cơ bản, tìm hiểu về cấu trúc dữ liệu. Đây là những điều bạn có thể làm mà chưa cần sử dụng ngôn ngữ lập trình nào.

Công nghệ thay đổi hàng này nhưng cơ sở lập trình thì không.

63. Chọn công nghệ nên lưu tâm tới tuổi thọ và khả năng duy trì

Mặc dù rất thích khi thử nghiệm các công nghệ mới nhất. Nhưng thực tế các doanh nghiệp thường không thích lắm.

Bạn cũng thế, hãy lựa chọn công nghệ đã được chứng minh qua thời gian, có khả năng duy trì tốt. Người tiếp nhận dự án của bạn vào năm sau sẽ cám ơn bạn rất nhiều.

64. Lập trình viên "KHÁC" hãy tìm hiểu về Design pattern

Các Design pattern là các công cụ hữu ích để kiến ​​trúc code. Có thể không cần sử dụng Design pattern cho mọi dự án.

Nhưng hiểu biết cơ bản về Design pattern sẽ giúp tạo ra các ứng dụng lớn hơn.

65. Đừng làm code của bạn mơ hồ

Thay vì viết mã phức tạp thể hiện kỹ năng lập trình trẻ trâu của bạn

Hãy hướng đến tính dễ đọc và sự đơn giản.

Điều này sẽ giúp các thành viên trong nhóm của bạn đóng góp dễ dàng hơn, dễ bảo trì, dễ mở rộng hơn.

66. Nhớ trả nợ Kỹ thuật

Đôi khi chúng ta đánh đổi kỹ thuật để lấy thời gian, sự tiện lợi. Điều này có nghĩa là bạn đang "Nợ kỹ thuật".

Vấn đề này có thể có tác động lớn đến hiệu suất, vì thế nếu bạn có thể tái cấu trúc code thì bạn nên làm.

67. Lập trình viên nên đi tàu nhanh =)).

Thay vì phát hành một bản cập nhật lớn mỗi tháng, hãy thường xuyên, nhanh chóng cập nhật các bản nâng cấp nhỏ.

Việc này cũng giúp ứng dụng của bạn ít trục trặc vì các bản cập nhật nhỏ làm bạn có thể kiểm soát tốt hơn.

68. Commit sớm và thường xuyên hơn

Commit sớm và thường xuyên cũng giống như các đi "Tàu nhanh" như mình nói ở trên.

Phân ra các bản cập nhật sớm và thường xuyên giúp bạn kiểm soát tốt hơn các vấn đề.

Cũng không bị bất ngờ lớn khi vô tình chạm vào những thay đổi quan trọng.

69. Học cách tìm hiểu khi nào bạn cần sự trợ giúp

Bạn không nên ngại yêu cầu giúp đỡ, nhưng bạn nên tìm hiểu khi nào cần được giúp đỡ.

Luôn luôn cố gắng thử nhiều giải pháp trước trước khi yêu cầu giúp đỡ.

Và cũng cân nhắc xem một vấn đề này có thể bạn sẽ mất bao nhiêu giờ để tìm hiểu?

Nếu chi phí cao hơn lợi ích thì bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ từ đồng nghiệp.

70. Lập trình viên tốt là phải học cách Đặt câu hỏi Đúng

Biết cách đặt câu hỏi Đúng bạn sẽ nhận được câu trả lời Đúng.

Albert Einstein cũng đã từng nói:

"Nếu cho tôi một giờ để quyết định vấn đề quan trọng cho cuộc đời mình, tôi sẽ dành 55 phút đầu tiên để đặt câu hỏi Đúng"

71. Lấy phản hồi về công việc mà mình khi còn đang làm dở

Không nhất thiết phải chạy dự án rồi mới tìm lấy phản hồi.

Nếu bạn không chắc chắn về hướng đi, hãy yêu cầu một người nào đó bạn tin tưởng đóng góp, xin ý kiến của họ về giải pháp của bạn.

72. Lập trình viên cao cấp là người đọc Tài liệu

Tài liệu (Documentation) là thông tin chính xác nhất về công nghệ. Dĩ nhiên là bạn không cần đọc nó khi mới tập tọe học lập trình.

Nhưng đọc nó khi bạn đã có kiến thức nhất định sẽ khiến bạn khác biệt hẳn so với phần Lập trình viên còn lại.

73. Thử nghiệm tất cả mọi thứ

Không có gì ngăn cản bạn thử nghiệm để tìm một giải pháp cho một vấn đề. Ngại gì mà không thử?

Và trong khi bạn còn có thể. Hãy thử tìm giải pháp tốt hơn.

74. Hãy lên tiếng trong các cuộc họp

Ý tưởng và ý kiến ​​của bạn rất có giá trị vì vậy việc phát biểu, đóng góp tại cuộc họp giúp bạn truyền tải ý tưởng, ý kiến của mình vào sản phẩm.

Đóng góp cho sự thành công chung là điều mà ai cũng khuyến khích. Hãy mạnh dạn lên.

75. Tận dụng cơ hội cộng tác, học hỏi với nhóm khác nhau

Lập trình viên cần tận dụng cơ hội cộng tác, học hỏi với các nhóm khác nhau

Lập trình viên cần tận dụng cơ hội cộng tác, học hỏi với các nhóm khác nhau

Nếu bạn có cơ hội với một nhóm khác trong công ty của bạn, hãy tham gia. Kiến thức và kinh nghiệm khi làm việc với họ thực sự làm bạn trở nên tốt hơn.

Biết đâu vì kinh nghiệm làm việc với các nhóm khác nhau tốt lai mang lại cho bạn cái ghế Quản lý thì sao?

76. Là một lập trình viên chắc chắn phải có một dự án riêng của mình

Bạn có thể làm việc 40 giờ một tuần và nhận 5000$ / tháng và giải quyết bất kỳ dự án nào.

Tuy nhiên, đó là việc bạn giải quyết cho đam mê của người khác.

Bạn phải có dự án riêng của chính mình. Chúng không chỉ giúp bạn cảm thấy thú vị, duy trì động lực ở ngành lập trình mà có là không gian cho bạn thử nghiệm những công nghệ mới, phương pháp mới không giới hạn.

77. Học cách xác định lại mục tiêu nghề nghiệp của mình.

Điều quan trọng là phải có lộ trình, mục tiêu thật rõ ràng cho sự nghiệp của mình.

Nếu không thì bạn chỉ đang bắn tên không đích, đi dạo lòng vòng ở cái công ty công nghệ cho vui.

Không có mục tiêu cũng là vấn đề "Khủng hoảng ý nghĩa đời mình"

Hãy xác định lại, làm rõ để phấn đấu từng ngày! Sự nghiệp Lập trình viên của bạn mới trở nên ý nghĩa.

"Đừng chết khi 25 tuổi"

Học cách xác định lại mục tiêu nghề nghiệp của mình.

Học cách xác định lại mục tiêu nghề nghiệp của mình

Nếu bạn có mục tiêu, bạn có lý tưởng của riêng minh. Khi đó, vấn đề tuổi nghề Lập trình viên sẽ không đúng với bạn nữa.

78. Học cách tham gia nhiều hơn vào các cuộc trò truyện, thảo luận

Bình luận trên Facebook, tham gia vào chủ đề trên blog chuyên ngành. Tham gia xây dựng cộng đồng.

Trở thành người trong cuộc bạn sẽ học hỏi được nhiều thứ giá trị mà nhiều khi đứng xem không giải quyết vấn đề gì.

79. Lập trình viên phải học cách Ưu tiên nhiệm vụ

Sự khác biệt của Lập trình viên thông thường và Lập trình viên nhận nhiều giải thường đơn thuần chỉ là họ biết ưu tiên nhiệm vụ.

Học cách ưu tiên các nhiệm vụ của giúp bạn nâng cao năng suất công việc, tránh khỏi những vấn đề rắc rối không theo logic.

Sắp xếp các nhiệm vụ theo logic và thứ tự ưu tiên, tập trung giải quyết công việc theo thứ tự bạn sẽ có nhiều giờ rảnh rỗi đề học tập, nghiên cứu những thứ bạn thích.

80. Đừng bỏ qua những chi tiết

Hãy nhớ, một chi tiết nhỏ có thể mang lại sự khác biệt lớn trong dự án.

Giống như dấu ; vậy đó.

81. Học cách tin tưởng đồng đội của mình

Đồng đội của bạn đã được thuê bởi vì họ có giá trị xứng đáng. Sử dụng họ cũng cần phải đặt lòng tin vào họ. Thậm chí nói ra cho họ biết điều đó.

Tào Tháo đã nói: "Đã dùng thì không nghi, đã nghi thì không dùng"

82. Lập trình viên Giỏi biết học cách Ủy thác

Nếu bạn ở vị trí Team lead hoặc quản lý, hãy học cách "Ủy thác" thay vì chỉ "Giao việc", bạn phải trao cho họ cơ hội thì họ mới lớn được.

Ủy thác hiệu quả không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn tránh nhận lại nhiều lần thất vọng.

Đừng cố gắng làm Anh Hùng Gánh Team. Bạn mệt mỏi và Team bạn cũng mong manh dễ vỡ.

Thậm chí quản lý không thích những đối tượng Gánh Team. Nếu một ngày bạn hứng lên, muốn ra Startup riêng thì Team bạn sẽ tan nát à?

83. Là một Lập trình viên thì phải nhớ: Đừng so sánh bản thân với người khác

Điều duy nhất bạn nên so sánh là: Bản thân mình hôm nay tiến bộ hơn hôm qua như thế nào.

84. Đồng minh của bạn ở đâu?

Học lập trình hay hành nghề Lập trình là một hành trình dài, và không phải lúc nào cũng dễ dàng. Khi bạn cần sự ủng hộ thì đâu sẽ là cánh tay giơ lên?

85. Đừng có bắt đầu với cài gì to tát

Bắt đầu với những thứ đơn giản thôi. Đừng mở mồm ra là nói to tát giống như thằng ATSM.

Tuy nhiên, hãy đảm bảo là những gì bạn đang code có thể tiếp tục phát triển, có thể tiếp tục mở rộng sau này.

86. Cân nhắc về hiệu suất

Nếu bạn muốn sử dụng một công nghệ mới, đây là ý tưởng tuyệt vời, nhưng bạn nên cân nhắc đến hiệu suất của việc đó.

87. Đừng phân biệt đối xử

Đừng phân biệt đối xử với các công nghệ hoặc ý tưởng mới. Hãy cởi mở về khả năng học các kỹ năng mới. Cũng đừng phân biệt đối xử với mọi người. Chúng ta đều xứng đáng được tôn trọng.

88. Apply vào vị trí công việc bạn chưa đủ khả năng

Điều mà ai cũng biết là bạn sẽ không bao giờ đáp ứng mọi yêu cầu cho một vị trí công việc nhà tuyển dụng tìm kiếm.

Vì thế, nếu công việc nào đó cho bạn cơ hội để tiếp cận vấn đề mới thì tại sao lại không?

Thử thách mới tạo nên giá trị. Và cũng chỉ thử thách mới mang lại giá trị xứng đáng.

89. Mô đun hóa code của bạn

Bạn có thể viết tất cả mã của mình vào một file dài hàng trăm nghìn dòng, nhưng việc này làm cho vấn đề bảo trì trở nên khó khăn.

Hãy mô đun hóa chúng để đảm bảo rằng chúng dễ dàng bảo trì và phát triển. Những người tiếp nhận dự án sau bạn cũng dễ thở hơn.

90. Là một Lập trình viên thì đừng chỉ: COPY - PASTE

Nếu bạn định COPY - PASTE một giải pháp từ Stack Overflow, bạn nên hiểu chính xác giải pháp đó làm cái gì.

Đoạn mã này nằm trong dự án của bạn và nó sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề. Không hiểu chúng thì bạn cũng sẽ không hiểu vấn đề chúng sinh ra.

91. Setup môi trường làm việc truyền cho bạn nhiều cảm hứng

Làm việc trong một môi trường đầy cảm hứng thì chẳng ai không muốn cả. Tại sao bạn lại không làm?

92. Hãy nhớ bạn bắt đầu từ đâu

Tất cả chúng ta bắt đầu từ con số 0, chúng ta bắt đầu cùng với nhau ở trong ký túc xá, cùng nhau thức trắng đêm để tìm dấu ;... bạn còn nhớ chứ?

Qua thời gian, khi kỹ năng và tên chức danh của bạn thay đổi. Đừng quên thời điểm chúng ta bắt đầu từ đâu.

93. Hãy duy trì sự lạc quan

Nếu có gì đó không được như mong muốn, hãy cố gắng và duy trì lạc quan vì ngày mai lại là một ngày mới.

Sự lạc quan có tính lây lan, vì thế đừng ngạc nhiên khi đồng đội của bạn cũng lạc quan theo bạn.

Và như ở trên mình đã nói. Đa số trong sự nghiệp của bạn là sự thất bại. Vì thế hãy cứ lạc quan, bạn đang phấn đấu để thành chờ đợi thành công cơ mà.

Chỉ cần 1 lần thành công DUY NHẤT là ĐỦ!

94. Liên tục đánh giá lại Quy trình làm việc của bạn

Chỉ vì một cái gì đó hoạt động tốt bây giờ không có nghĩa là nó sẽ luôn luôn như thế.

Chỉ vì phương pháp cũ chạy ngon là cứ chỉ chạy phương pháp cũ.

Luôn theo dõi và đánh giá lại quy trình làm việc của bạn để cải thiện hơn mỗi ngày.

95. Lập trình viên phải Học cách làm việc tại nhà

Lập trình viên cần học cách Làm việc tại nhà

Lập trình viên cần học cách Làm việc tại nhà

Ai cũng muốn làm việc tại nhà vì nghĩ nó "Sướng". Nhất là nghề Lập trình, việc làm việc tại nhà là rất khả thi.

Nhưng thực tế, làm việc tại nhà cần một nỗ lực rất lớn.

Bạn hãy thử nghĩ đến những hôm bạn hứa với lòng mình sẽ ngồi vào bạn tự học ở nhà đi. Bạn sẽ hiểu tại sao mình lại nói "Cần một nỗ lực rất lớn".

Nhưng rõ ràng, làm việc tại nhà là rất thú vị.

Chính vì thế, hãy học cách làm việc tại nhà.

96. Lập trình sản phẩm dễ tiếp cận

Bạn nên làm ra sản phẩm mà dành cho mọi người đều có thể dễ dàng tiếp cận, sử dụng. Đừng làm thiết kế một sản phẩm khó sử dụng hay mất thời gian để học sử dụng.

Người dùng không kiên nhẫn, vì thế đừng thách thức họ.

97. Học cách thực hiện đúng cam kết của bạn.

Nếu bạn nói với khách hàng rằng bạn sẽ cho họ thấy sản phẩm Demo sau 1 tuần thì hãy tôn trọng điều đó.

Và nếu bạn không thể chạy kịp deadline, hãy lên tiếng sớm để mọi người cùng chuẩn bị.

Tôn trọng cam kết của bạn với khách hàng và cũng chính là tôn trọng danh dự của chính bản thân bạn.

Đừng bán rẻ nó!!!

... (Hãy chỉ làm 1 lần duy nhất khi nó thực sự có giá =)). Đùa thôi, đừng làm vậy nha)

98. Là một Lập trình viên, hãy học cách Chủ động!!!

Nếu bạn đang có sẵn năng lượng và thời gian. Hãy yêu cầu được giúp thành viên khác.

Hãy chủ động trong mọi tình huống. Chẳng ai thích thúc đẩy bạn làm việc cả. Nhiều người còn mừng vì bạn sắp rời khỏi ngành sớm cơ.

99. Xây dựng một site Profile đáng kinh ngạc cho riêng mình

Bạn đang làm cho bạn đẹp lên, bạn đang làm cho chính bạn đấy.

Site profile cũng là cách dễ nhất để thể hiện kỹ năng lập trình và trình độ design của bạn.

Một giải pháp thay thế CV không thể nào tuyệt hơn. Thậm chí bạn có thể kiếm khách hàng qua đây luôn. (Nhiều Freelancer giỏi cũng làm cách tương tự)

100. Hãy luôn nhớ: Tại sao bạn lại thích nghề Lập trình viên

"Nếu một ngày nào đó bạn cảm thấy nản chí và muốn bỏ cuộc, Hãy nhớ đến lý do khiến bạn bắt đầu!"

Lập trình viên cần học cách Đừng bỏ cuộc

Lập trình viên cần học cách Đừng bỏ cuộc

Một ngày nào đó có thể sẽ thực sự khó khăn. Nhưng biết đâu đó, ngày đó có thể bạn sẽ thu hoạch lớn!

.... Và đây là điều thứ 101

Điều này chính là lý do khiến thế giới công nghệ phát triển cực kỳ nhanh chóng, bạn cũng chính là người hưởng thụ thành quả đó. Vì thế, hãy viết tiếp

101. Là một Lập trình viên, hãy chia sẻ kiến thức của bạn

Nếu bạn học được điều gì đó khá là hay ho, hãy chia sẻ nó! Chỉ cho đồng nghiệp hoặc bạn bè của bạn trong những lần giao lưu, gặp gỡ.

Chia sẻ kiến thức giúp bạn giàu có. Giàu có về tình bạn, giàu có về hạnh phúc, giàu có về sự biết ơn.

Và điều hay nhất khi bạn chia sẻ kiến thức là: Nó thôi thúc bạn tiếp tục chia sẻ!!

Điều này có nghĩa là gì?

Điều này sẽ gây ra phản ứng dây chuyền:

Từ việc bạn chia sẻ điều hay ho
-> Thôi thúc tiếp tục chia sẻ
-> Thôi thúc bạn tiếp tục học điều hay ho!!!

Bạn thấy đó, để trở thành một Lập trình viên có rất nhiều thứ phải học. Không chỉ 101 Điều Lập trình viên cần phải học mình vừa nêu ra đâu.

Nhưng đừng lo, điều đầu tiên bạn cần làm là Học cách yêu việc Học.

Bật mí cho bạn một điều là. Theo nghiên cứu, não bộ không vận động nhiều, bạn sẽ mất nhiều năm cuối đời với bộ não "Kém minh mẫn". (Bạn chết trong khi cơ thể còn khỏe mạnh)

Và nếu bạn muốn đến tận những ngày cuối cùng của bạn mà bạn vẫn còn rất minh mẫn thì hãy học cách yêu quý việc học mỗi ngày!!!

Tặng bạn một câu nói:

"Tôi tư duy, Tôi tồn tại!"

Source: https://dev.to/emmawedekind/101-tips-for-being-a-great-programmer-human-36nl

Top comments (4)

Collapse
 
darksmile92 profile image
Robin Kretzschmar

Please include the attribution to the original post of @emmawedekind at least!
Here's the original article: dev.to/emmawedekind/101-tips-for-b...

Collapse
 
khanhvi profile image
Khanhedc

Sr. I fogot

Collapse
 
darksmile92 profile image
Robin Kretzschmar

Thanks for editing

Collapse
 
congthanhnguyen1749 profile image
congthanhnguyen1749

cam on vi bai viet cua anh. thanks anh nhieu <3